Xin chào mọi người, mình là Linh. Đây là blog tự học đàn Kalimba đầu tiên trong series “Tự học kalimba từ A đến Z” của Linh. Nếu ai đã biết Linh trước đó qua Youtube Linh Music thì chắc hẳn nghe câu mở đầu này quen lắm phải không?
Nếu đây là lần đầu tiên bạn biết đến Linh Music thì yên tâm nhé. Chúng ta còn rất nhiều điều để làm cùng nhau trong tương lai đấy. Bạn có thể kết nối với Linh Music qua nhiều kênh mạng xã hội được link trong website Linh Music và nếu có bất kì thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy gửi email hoặc tin nhắn cho Linh nha.
Đôi điều trao đổi trước khi chúng ta bắt đầu học đàn Kalimba
Trước khi vào bài học đầu tiên, mình xin chia sẻ với mọi người một câu nói thế này: Sometimes, the problem of being professional is forgetting the difficult of beginner. So, it is hard to help people when we don’t understand other’s feelings. Tạm dịch: Đôi khi, vấn đề của một người chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nào đó là quên mất cảm giác của người mới bắt đầu trong công việc đó. Vì thế, thật là khó để giúp đỡ người khác nếu như chúng ta không hiểu được cảm giác của họ.
Tại sao Linh lại nói về vấn đề này? Bởi vì có những điều tưởng chừng như đơn giản với một số người nhưng lại là một vấn đề lớn đối với người khác. Mỗi chúng ta có những xuất phát điểm và cách tiếp cận với đàn Kalimba khác nhau, nên thật khó để có thể tìm tiếng nói chung nếu không đưa mọi thứ về cùng một hệ quy chiếu. Vậy thì hãy xem như chúng ta đang ở cùng một vị trí: người bắt đầu với đàn kalimba, một cách thật sự bắt đầu. Vậy thì mọi người nghĩ tự học Kalimba, chúng ta sẽ cần biết những gì trước?
Bài học đầu tiên về Kalimba
Mình sẽ không hướng dẫn mọi người cần đàn Kalimba lên và chơi liền đâu. Mà mình sẽ nói về cách cầm đàn, cách để móng tay.
Cách cầm đàn: cầm thoải mái, không quá lỏng dễ bị rớt đàn. Nhưng lưu ý đừng cầm quá chặt giống như sợ rớt đàn. Bởi vì khi đó ngón tay mình sẽ không linh động. Trong trường hợp phải đệm âm bass tréo tay thì mình sẽ khó để di chuyển. Mình sẽ giải thích trong bài tiếp theo âm bass là gì.
– Nếu như là đàn có hộp cộng hưởng, bạn có thể dùng hai ngón tay giữa hoặc hai ngón tay trỏ để điều chỉnh hai lỗ cộng hưởng phía sau, tạo âm thanh rung.
– Mẹo cầm đàn Kalimba: đặt hai ngón tay trỏ song song với thân đàn theo chiều dọc để tạo điểm tựa giúp bạn đàn note dễ dàng và âm thanh trong trẻo vừa đủ, không quá lỏng cũng đừng quá chặt.
Cách để móng tay. Kalimba đặc biệt bởi cách chơi chỉ cần dùng hai ngón tay cái gảy lên cách phím để tạo ra âm thanh. Vì vậy, cách sử dụng đầu ngón tay của mình như thế nào rất quan trọng trong việc tạo ra âm thanh hay. – Ví dụ, nếu bạn dùng đầu thịt ở hai ngón tay cái để gảy phím đàn Kalimba, thì âm thanh sẽ không được vang, do thịt từ đầu móng tay đã một phần giảm đi độ rung tự nhiên của thanh kim loại ngay tại thời điểm bạn gảy xuống.
– Vậy để nên dùng thịt đầu ngón tay hay móng tay? Câu trả lời của Linh sẽ là móng tay. Đặc biệt, móng tay chỉ nên dài 2-3mm để tạo được âm thanh tốt nhất. Bạn xem video này để thấy rõ sự khác biệt mà Linh vừa giải thích ở trên nhé.
Kết luận
Mong rằng sự chia sẻ của Linh ở nội dung này có thể giúp mọi người một phần nào đó tiếp cận với đàn Kalimba dễ dàng hơn và giảm bớt cảm giác sợ việc tự học một loại nhạc cụ nào đó, điển hình là Kalimba.
Ở nội dung của bài số 2, Linh sẽ giải thích về đàn Kalimba cụ thể hơn ở cách sắp xếp note nhạc, bài tập đơn giản để nhớ phím đàn Kalimba, đặc biệt là mình sẽ bật mí cho mọi người biết mẹo để nhanh nhớ phím đàn và nhanh nhớ tên note trên Kalimba hơn, sau đó sẽ áp dụng ngay cách luyện tập ở trên vào 1 bài hát đơn giản.
Cách chọn mua đàn Kalimba cho người mới bắt đầu. Để bắt đầu chơi đàn Kalimba, việc đầu tiên quan trọng nhất là chọn được một cây đàn kalimba đẹp, phù hợp với phong cách cá nhân, âm thanh kalimba tốt nhất, đàn chính hãng và giá thành hợp lý. Việc mua được một cây …
Linh Music – Kalimba xin chia sẻ cho bạn kinh nghiệm đọc nốt nhạc nhanh trên kalimba, và giới thiệu trang web tập đọc nốt nhạc MIỄN PHÍ. Đây là cách học có thể áp dụng được cho tất cả các nhạc cụ, thực hành trên các khoá khác nhau. Mình áp dụng cách này …
Chia sẻ kiến thức Kalimba – Kinh nghiệm chơi Kalimba không bị đau tay. “Chị Linh ơi, em tập đàn kalimba nhiều bị đau ngón tay quá, em phải làm sao để khắc phục?” Mình nhận được câu hỏi này ít nhất là 12 lần trong 2 năm qua. Và mình cũng đã trả lời …
Hướng dẫn tự học Kalimba – Bài 1
Blog 1
Xin chào mọi người, mình là Linh. Đây là blog tự học đàn Kalimba đầu tiên trong series “Tự học kalimba từ A đến Z” của Linh. Nếu ai đã biết Linh trước đó qua Youtube Linh Music thì chắc hẳn nghe câu mở đầu này quen lắm phải không?
Nếu đây là lần đầu tiên bạn biết đến Linh Music thì yên tâm nhé. Chúng ta còn rất nhiều điều để làm cùng nhau trong tương lai đấy. Bạn có thể kết nối với Linh Music qua nhiều kênh mạng xã hội được link trong website Linh Music và nếu có bất kì thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy gửi email hoặc tin nhắn cho Linh nha.
Đôi điều trao đổi trước khi chúng ta bắt đầu học đàn Kalimba
Trước khi vào bài học đầu tiên, mình xin chia sẻ với mọi người một câu nói thế này: Sometimes, the problem of being professional is forgetting the difficult of beginner. So, it is hard to help people when we don’t understand other’s feelings.
Tạm dịch: Đôi khi, vấn đề của một người chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nào đó là quên mất cảm giác của người mới bắt đầu trong công việc đó. Vì thế, thật là khó để giúp đỡ người khác nếu như chúng ta không hiểu được cảm giác của họ.
Tại sao Linh lại nói về vấn đề này?
Bởi vì có những điều tưởng chừng như đơn giản với một số người nhưng lại là một vấn đề lớn đối với người khác. Mỗi chúng ta có những xuất phát điểm và cách tiếp cận với đàn Kalimba khác nhau, nên thật khó để có thể tìm tiếng nói chung nếu không đưa mọi thứ về cùng một hệ quy chiếu.
Vậy thì hãy xem như chúng ta đang ở cùng một vị trí: người bắt đầu với đàn kalimba, một cách thật sự bắt đầu. Vậy thì mọi người nghĩ tự học Kalimba, chúng ta sẽ cần biết những gì trước?
Bài học đầu tiên về Kalimba
Mình sẽ không hướng dẫn mọi người cần đàn Kalimba lên và chơi liền đâu. Mà mình sẽ nói về cách cầm đàn, cách để móng tay.
– Nếu như là đàn có hộp cộng hưởng, bạn có thể dùng hai ngón tay giữa hoặc hai ngón tay trỏ để điều chỉnh hai lỗ cộng hưởng phía sau, tạo âm thanh rung.
– Mẹo cầm đàn Kalimba: đặt hai ngón tay trỏ song song với thân đàn theo chiều dọc để tạo điểm tựa giúp bạn đàn note dễ dàng và âm thanh trong trẻo vừa đủ, không quá lỏng cũng đừng quá chặt.
– Ví dụ, nếu bạn dùng đầu thịt ở hai ngón tay cái để gảy phím đàn Kalimba, thì âm thanh sẽ không được vang, do thịt từ đầu móng tay đã một phần giảm đi độ rung tự nhiên của thanh kim loại ngay tại thời điểm bạn gảy xuống.
– Vậy để nên dùng thịt đầu ngón tay hay móng tay? Câu trả lời của Linh sẽ là móng tay. Đặc biệt, móng tay chỉ nên dài 2-3mm để tạo được âm thanh tốt nhất. Bạn xem video này để thấy rõ sự khác biệt mà Linh vừa giải thích ở trên nhé.
Kết luận
Mong rằng sự chia sẻ của Linh ở nội dung này có thể giúp mọi người một phần nào đó tiếp cận với đàn Kalimba dễ dàng hơn và giảm bớt cảm giác sợ việc tự học một loại nhạc cụ nào đó, điển hình là Kalimba.
Ở nội dung của bài số 2, Linh sẽ giải thích về đàn Kalimba cụ thể hơn ở cách sắp xếp note nhạc, bài tập đơn giản để nhớ phím đàn Kalimba, đặc biệt là mình sẽ bật mí cho mọi người biết mẹo để nhanh nhớ phím đàn và nhanh nhớ tên note trên Kalimba hơn, sau đó sẽ áp dụng ngay cách luyện tập ở trên vào 1 bài hát đơn giản.
Hẹn gặp lại mọi người ở bài học số 2.
Linh Nguyen
Bài Viết Liên Quan
Cách chọn mua đàn Kalimba cho người mới bắt đầu
Cách chọn mua đàn Kalimba cho người mới bắt đầu. Để bắt đầu chơi đàn Kalimba, việc đầu tiên quan trọng nhất là chọn được một cây đàn kalimba đẹp, phù hợp với phong cách cá nhân, âm thanh kalimba tốt nhất, đàn chính hãng và giá thành hợp lý. Việc mua được một cây …
Chia sẻ kinh nghiệm đọc nốt nhạc nhanh
Linh Music – Kalimba xin chia sẻ cho bạn kinh nghiệm đọc nốt nhạc nhanh trên kalimba, và giới thiệu trang web tập đọc nốt nhạc MIỄN PHÍ. Đây là cách học có thể áp dụng được cho tất cả các nhạc cụ, thực hành trên các khoá khác nhau. Mình áp dụng cách này …
Kinh nghiệm chơi Kalimba không bị đau tay
Chia sẻ kiến thức Kalimba – Kinh nghiệm chơi Kalimba không bị đau tay. “Chị Linh ơi, em tập đàn kalimba nhiều bị đau ngón tay quá, em phải làm sao để khắc phục?” Mình nhận được câu hỏi này ít nhất là 12 lần trong 2 năm qua. Và mình cũng đã trả lời …