Đây là câu hỏi mà Linh đã gặp rất nhiều trong suốt quá trình học nhạc và dạy nhạc nhiều năm qua và sẽ . Để trả lời cho câu hỏi này, Linh sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện nhé.
Bạn có cần phải là người xuất chúng?
Vào năm 2016, Linh là một sinh viên đại học bình thường như bao người khác. Linh học về một ngành có thể nói là ngành của nhà và nghề của mọi người vì nó mang tính “ổn định”. Trong quá trình học, Linh cảm thấy đây không phải là ngành mình thích, lại càng không phải là nghề mình muốn làm trong suốt mấy chục năm cuộc đời. Lúc ấy Linh vẫn đang học Piano ở một trung tâm tại Sài Gòn, đồng thời cũng là người phụ giảng cho thầy cô ở trung tâm để dạy những học trò nhỏ. Linh cảm thấy rất hào hứng mỗi khi dạy các em học trò, một niềm hạnh phúc khi mình giải thích và giúp học trò giải quyết được một vấn đề trong bài nhạc. Những niềm vui ấy quả nhiên không xuất hiện đối với ngành Quản trị kinh doanh mà Linh đang học kia. Và thế là, ngoài việc học đại học tại trường, Linh tiếp tục học Piano nhiều hơn, học hỏi thêm tài liệu online về dạy đàn Piano, lùng sục khắp nơi thông tin về trường học đào tạo chuyên nghiệp giành cho giáo viên âm nhạc chuyên ngành Piano.
Ước mơ xa vời
Quay lại thời gian trước đó, vào những năm học cấp 3, Linh đã từng suy nghĩ đến việc mình được học tại trường Nhạc Viện Tphcm. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề khách quan và điều kiện cá nhân nên Linh nghĩ đó chỉ là ước mơ xa vời mãi chẳng thể thực hiện được. Đôi khi Linh lại nghĩ đến nó, đặc biệt là khi ở trong nhà tắm. Linh tưởng tượng rằng mình sẽ được học đàn Piano, học hát, học về kĩ năng sư phạm tại Nhạc Viện như thế nào. Những suy nghĩ đó cứ mãi kéo dài cho đến khi Linh cảm nhận được niềm hạnh phúc thật sự qua quá trình dạy Piano cho các em nhỏ. Và sau đó thì, chuyện gì xảy ra? Mọi người đoán được không? Một sự thôi thúc mãnh liệt xuất hiện, giống như việc trái tim mình mách bảo mình phải làm việc này. Linh đã vừa học vừa đi làm trong suốt một năm để tập trung hoàn toàn vào việc ôn thi Nhạc Viện chuyên ngành Piano nhạc nhẹ và trống nhạc nhẹ. Sau đó, đến năm 2018, Linh nhận được kết quả tuyển sinh trúng tuyển á khoa nhạc viện với cả hai chuyên ngành. Một niềm hạnh phúc chẳng thể diễn tả bằng lời. Một ước mơ từ ngày còn học cấp 3, cách đó hẳn bốn năm trời tưởng chừng như chẳng bao giờ có thể thực hiện được, nay với sự nỗ lực hết mình, Linh đã làm được. Đó là hành trình đầu tiên trên con đường đi đến với nghề dạy nhạc của Linh.
Động lực ở đâu để tập đàn trong khi chẳng có cơ hội nào để thực hiện ước mơ?
Nếu bạn đọc kĩ thì có thể thấy, Linh đã xếp việc mình được học trong Nhạc viện Tphcm là một “ước mơ xa vời”. Bởi vì tại thời điểm ấy, Linh biết đích đến của mình quá xa so với thực tại của bản thân. Tuy nhiên, Linh vẫn chơi đàn mỗi ngày. Ngày nào có thời gian thì Linh đàn nhiều, ngày nào bận rộn thì Linh đàn ít. Nhưng Linh không từ bỏ. Có khi Linh đàn nhạc cổ điển, có khi Linh đàn nhạc Vpop thịnh hành, có khi lại tình cờ nghe thấy ba mẹ đang ngân nga ca khúc “Diễm Xưa” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thế là Linh đi tìm sheet nhạc và đàn lên để thỏa mãn âm nhạc trong mình ngay hôm đó. Có khi Linh lại đàn nhạc Thánh Ca vì thời điểm học cấp 3 Linh giúp ca đoàn đàn lễ cho Nhà Thờ. Vậy đấy, Linh xem việc đàn là để tạo ra niềm vui cho mình mỗi ngày. Chứ không có mục đích phải đậu được Nhạc Viện thì mới tập đàn Piano mỗi ngày. Nhờ vậy mà việc duy trì chơi đàn của Linh lại rất hiệu quả.
Công thức chung để duy trì động lực là gì?
Hãy nghĩ về quá trình, đừng nghĩ về thành quả. Tìm niềm vui trong quá trình mình làm, đừng chỉ chăm chăm vào một thành quả nào đó. Việc nghĩ đến mục đích cuối cùng của mình là thiết yếu, bởi vì nếu không biết được mình thích gì thì tập trung vào quá trình sẽ đi sai đường. Ví dụ, có thể Linh không biết được Linh có cơ hội được học vào trường nhạc chuyên nghiệp hay không, nhưng Linh phải hiểu được bản thân mình hạnh phúc khi mỗi ngày mình đàn được một bài hát hay trên chính bàn tay của mình. Một ví dụ khác là nhạc sĩ đại tài Beethoven, vào lúc ông sáng tác những tác phẩm ấy, ông có biết trước được những sáng tác của ông để lại một kho tàng đồ sộ cho nhân loại không? Ông có biết rằng ông sẽ nổi tiếng không? Hay ông chỉ tập trung vào việc sáng tác để thể hiện cảm xúc của ông ngay lúc ấy. Fur Elise là một tác phẩm điển hình của Beethoven, bản nhạc nổi tiếng này là một bức thư tình ông gửi tặng nàng Elise mà ông thầm thương trộm nhớ, sau này lại trở thành bản nhạc nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Để giữ được động lực học một loại nhạc cụ hay bất kì công việc nào mà bạn muốn hoàn thành. Thay vì chỉ tập trung nghĩ đến mục đích, hãy quan tâm nhiều hơn đến niềm vui trong quá trình làm ra sản phẩm đó. Chúc bạn sẽ giữ được tình yêu và động lực cho chính mình, nếu được hãy chia sẻ với người khác. Vì biết đâu, ngoài kia vẫn có người đang cần động lực từ chính bạn. Xem thêm blog khác tại Linh Music Blog. Hẹn gặp lại mọi người vào bài blog tiếp theo của Linh.
Điều gì là động lực để bạn học một loại nhạc cụ?
Điều gì là động lực để bạn học một loại nhạc cụ?
Đây là câu hỏi mà Linh đã gặp rất nhiều trong suốt quá trình học nhạc và dạy nhạc nhiều năm qua và sẽ . Để trả lời cho câu hỏi này, Linh sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện nhé.
Bạn có cần phải là người xuất chúng?
Vào năm 2016, Linh là một sinh viên đại học bình thường như bao người khác. Linh học về một ngành có thể nói là ngành của nhà và nghề của mọi người vì nó mang tính “ổn định”. Trong quá trình học, Linh cảm thấy đây không phải là ngành mình thích, lại càng không phải là nghề mình muốn làm trong suốt mấy chục năm cuộc đời. Lúc ấy Linh vẫn đang học Piano ở một trung tâm tại Sài Gòn, đồng thời cũng là người phụ giảng cho thầy cô ở trung tâm để dạy những học trò nhỏ. Linh cảm thấy rất hào hứng mỗi khi dạy các em học trò, một niềm hạnh phúc khi mình giải thích và giúp học trò giải quyết được một vấn đề trong bài nhạc. Những niềm vui ấy quả nhiên không xuất hiện đối với ngành Quản trị kinh doanh mà Linh đang học kia. Và thế là, ngoài việc học đại học tại trường, Linh tiếp tục học Piano nhiều hơn, học hỏi thêm tài liệu online về dạy đàn Piano, lùng sục khắp nơi thông tin về trường học đào tạo chuyên nghiệp giành cho giáo viên âm nhạc chuyên ngành Piano.
Ước mơ xa vời
Quay lại thời gian trước đó, vào những năm học cấp 3, Linh đã từng suy nghĩ đến việc mình được học tại trường Nhạc Viện Tphcm. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề khách quan và điều kiện cá nhân nên Linh nghĩ đó chỉ là ước mơ xa vời mãi chẳng thể thực hiện được. Đôi khi Linh lại nghĩ đến nó, đặc biệt là khi ở trong nhà tắm. Linh tưởng tượng rằng mình sẽ được học đàn Piano, học hát, học về kĩ năng sư phạm tại Nhạc Viện như thế nào. Những suy nghĩ đó cứ mãi kéo dài cho đến khi Linh cảm nhận được niềm hạnh phúc thật sự qua quá trình dạy Piano cho các em nhỏ. Và sau đó thì, chuyện gì xảy ra? Mọi người đoán được không? Một sự thôi thúc mãnh liệt xuất hiện, giống như việc trái tim mình mách bảo mình phải làm việc này. Linh đã vừa học vừa đi làm trong suốt một năm để tập trung hoàn toàn vào việc ôn thi Nhạc Viện chuyên ngành Piano nhạc nhẹ và trống nhạc nhẹ. Sau đó, đến năm 2018, Linh nhận được kết quả tuyển sinh trúng tuyển á khoa nhạc viện với cả hai chuyên ngành. Một niềm hạnh phúc chẳng thể diễn tả bằng lời. Một ước mơ từ ngày còn học cấp 3, cách đó hẳn bốn năm trời tưởng chừng như chẳng bao giờ có thể thực hiện được, nay với sự nỗ lực hết mình, Linh đã làm được. Đó là hành trình đầu tiên trên con đường đi đến với nghề dạy nhạc của Linh.
Động lực ở đâu để tập đàn trong khi chẳng có cơ hội nào để thực hiện ước mơ?
Nếu bạn đọc kĩ thì có thể thấy, Linh đã xếp việc mình được học trong Nhạc viện Tphcm là một “ước mơ xa vời”. Bởi vì tại thời điểm ấy, Linh biết đích đến của mình quá xa so với thực tại của bản thân. Tuy nhiên, Linh vẫn chơi đàn mỗi ngày. Ngày nào có thời gian thì Linh đàn nhiều, ngày nào bận rộn thì Linh đàn ít. Nhưng Linh không từ bỏ. Có khi Linh đàn nhạc cổ điển, có khi Linh đàn nhạc Vpop thịnh hành, có khi lại tình cờ nghe thấy ba mẹ đang ngân nga ca khúc “Diễm Xưa” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thế là Linh đi tìm sheet nhạc và đàn lên để thỏa mãn âm nhạc trong mình ngay hôm đó. Có khi Linh lại đàn nhạc Thánh Ca vì thời điểm học cấp 3 Linh giúp ca đoàn đàn lễ cho Nhà Thờ. Vậy đấy, Linh xem việc đàn là để tạo ra niềm vui cho mình mỗi ngày. Chứ không có mục đích phải đậu được Nhạc Viện thì mới tập đàn Piano mỗi ngày. Nhờ vậy mà việc duy trì chơi đàn của Linh lại rất hiệu quả.
Công thức chung để duy trì động lực là gì?
Hãy nghĩ về quá trình, đừng nghĩ về thành quả. Tìm niềm vui trong quá trình mình làm, đừng chỉ chăm chăm vào một thành quả nào đó. Việc nghĩ đến mục đích cuối cùng của mình là thiết yếu, bởi vì nếu không biết được mình thích gì thì tập trung vào quá trình sẽ đi sai đường. Ví dụ, có thể Linh không biết được Linh có cơ hội được học vào trường nhạc chuyên nghiệp hay không, nhưng Linh phải hiểu được bản thân mình hạnh phúc khi mỗi ngày mình đàn được một bài hát hay trên chính bàn tay của mình. Một ví dụ khác là nhạc sĩ đại tài Beethoven, vào lúc ông sáng tác những tác phẩm ấy, ông có biết trước được những sáng tác của ông để lại một kho tàng đồ sộ cho nhân loại không? Ông có biết rằng ông sẽ nổi tiếng không? Hay ông chỉ tập trung vào việc sáng tác để thể hiện cảm xúc của ông ngay lúc ấy. Fur Elise là một tác phẩm điển hình của Beethoven, bản nhạc nổi tiếng này là một bức thư tình ông gửi tặng nàng Elise mà ông thầm thương trộm nhớ, sau này lại trở thành bản nhạc nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Fur Elise – Beethoven
Cuối cùng
Để giữ được động lực học một loại nhạc cụ hay bất kì công việc nào mà bạn muốn hoàn thành. Thay vì chỉ tập trung nghĩ đến mục đích, hãy quan tâm nhiều hơn đến niềm vui trong quá trình làm ra sản phẩm đó. Chúc bạn sẽ giữ được tình yêu và động lực cho chính mình, nếu được hãy chia sẻ với người khác. Vì biết đâu, ngoài kia vẫn có người đang cần động lực từ chính bạn. Xem thêm blog khác tại Linh Music Blog. Hẹn gặp lại mọi người vào bài blog tiếp theo của Linh.
Linh Nguyen
2 replies to “Điều gì là động lực để bạn học một loại nhạc cụ?”
Ivy
Thank you
Linh Music
Cảm ơn bạn. Bạn có câu hỏi gì hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với mình nhé. Mình sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất có thể ạ.